Tổng quan Chiêm_tinh_học_và_Thiên_văn_học

Khoa học lúc đầu, đặc biệt là hình học và thiên văn học/chiêm tinh học (astronomia), được liên kết với thần học cho hầu hết học giả thời trung cổ. The đường vòng trong bản viết vào thế kỷ 13 này là biểu tượng của hành độgg của chúa về sáng thế sáng thế, và nhiều người tin rằng nó là thần học về bản chất hay một cách hoàn hảo nó có thể được tìm thấy trong các đường tròn.

Babylon

Tại Babylonia, không có vai trò tách biệt cho các nhà thiên văn với vai trò nhà tiên tri về các hiện tượng vũ trụ. Những nha chiêm tinh lại đóng vai trò diễn giải. Những chức năng khác nhau được thực hiện bởi cùng một người. Nhưng điều đó không có nghĩa là chiêm tinh học và thiên văn học là một trong mọi lúc.

Đối với tử vi Babylon các từ được sử dụng là apotelesma và katarche. Sau đó cả hai từ này được gộp vào thành một từ của Aristotle: astrologia

Hy Lạp cổ đại

Trong Hy Lạp cổ đại, những nhà tư tưởng thời Tiền Socrates như là Anaximander, Xenophanes, Anaximenes, Heraclides suy đoán về tự nhiên và thực chất của các vì saohành tinh. Các nhà thiên văn học như Eudoxus (người cùng thời với Plato) quan sát chuyển động và quỹ đạo của các hành tinh và thiết kế một mô hình vũ trụ địa tâm sau được chấp nhận bởi Aristotle. Mô hình đó còn duy trì đến thời Ptolemy, người thêm các ngoại luân đê giải thích chuyển động của Hỏa tinh (giật lùi so với Trái Đất nếu quan sát từ Trái Đất). Trong khoảng năm 250 TCN, Aristarchus xứ Samos đã đề xuất một lý thuyết nhật tâm, thứ không được xét đến trong gần hai nghìn năm cho đến thời của Nikolaus Copernicus, trong khi đó mô hình của Aristotle còn được chấp nhận). Trường phái Plato ủng hộ việc nghiên cứu thiên văn học như là một phần của triết học bởi vì chuyển động của các thiên đường thể hiện một vũ trụ trật tự và hài hòa. Trong thế kỷ 3 TCN, chiêm tinh Babylon bắt đầu kết thúc sự tồn tại của nó tại Hy Lạp.

Plato đã dạy về astronomia và cho rằng các hiện tượng hành tinh nên được mô tả bằng một mô hình hình học. Giải pháp đầu tiên được đề xuất bởi Eudoxus. Trong khi đó, Aristotle lại ưa cách tiếp cận vật lý hơn và chấp nhận từ astrologia. Tâm sai và ngoại luân được nghĩ tớ như là điều tưởng tượng hữu dụng. Để có sự công khai tổng quát hơn, nguyên lý phân loại đã không được cho là hiển nhiên và cả hai từ đều được chấp nhận.

Thời kỳ Hy Lạp hóa

Chiêm tinh học đã bị chỉ trích bởi các nhà triết học Hy Lạp hóa như Carneades, nhà triết học của chủ nghĩa hoài nghi, và Panaetius, nhà triết học của chủ nghĩa khắc kỷ. Tuy nhiên, những ghi chép về Năm Vĩ đại (khi tất cả các hành tinh đều hoàn thành quỹ đạo của mình và trở lại vị trí cân xứng của mình) và sự trở lại thường xuyên là các học thuyết khắc kỷ tạo nên định mệnh một cách có thể.

Trong thế giới Hy Lạp hóa, các từ tiếng Hy Lạp astrologia và astronomia được sử dụng có thể thay thế cho nhau. nhưng chúng là những quan niệm khá nhac chứ không phải mô tả cho cùng một thứ.

Thời kỳ Trung Cổ

Trong tác phẩm mang tính tổng hợp Etymologiae, Isidore xứ Sevilla đã lưu ý rõ ràng sự khác biệt giữa hai thuật ngữ thiên văn học và chiêm tinh học (Etymologiae, quyển III, chương xxvii). Và sự phân biệt đã xuất hiện sau đó trong các tác phẩm viết bằng tiếng Ả Rập.[8] Isodore đã xác định hai hai thành phần vướng vào trong chuyên môn thiên văn học và gọi chúng là astrologia naturalis và astrologia superstitiosa

Chiêm tinh học đã được chấp nhận rộng rãi trong châu Âu Trung Cổ như là một lĩnh vực thiên văn từ các nhà chiêm tinh Hy Lạp và Ả Rập. Trong hậu kỳ thời kỳ Trung Cổ, chấp nhận hay phủ nhận điều đó phụ thuộc sự thu nhận trong các công quốc hoàng gia tại châu Âu.

Những khoảng thời gian tiếp theo

Phải dến thời Francis Bacon, chiêm tinh học bị phủ nhận như là một phần của siêu hình học kinh viện hơn là quan sát thực nghiệm.

Một sự phân chia rõ ràng hơn giữa thiên văn học và chiêm tinh học trong thế giới phương Tây dần dần tìm dược chỗ đứng trong thế kỷ 17thế kỷ 18. Vào lúc này, chiêm tinh học được nghĩ đến như là một môn học huyền bí hay là sự mê tín của giới tinh hoa.

Bởi vì lịch sử dài dằng dặc của hai lĩnh vực này, tỉnh thoảng chúng bị nhầm lẫn với nhau. Nhưng, nhiều nhà chiêm tinh học đương thời lại không tuyên bố nó là một môn khoa học mà cho đó là một hình thức của sự tiên đoán giống như Kinh Dịch, một thứ nghệ thuật, hoặc là một phần của một hệ thống niềm tin tinh thần (chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa Tân Platon, Tân tà giáo, thuyết thần tríẤn Độ giáo).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiêm_tinh_học_và_Thiên_văn_học http://www.abc.net.au/science/k2/moments/s1266452.... http://www.ontariosciencecentre.ca/school/clc/visi... http://www.atlasoftheuniverse.com/bigbang.html http://www.badastronomy.com/bad/misc/astrology.htm... http://concise.britannica.com/ebc/article-9356010/... http://concise.britannica.com/ebc/article-9356013/... http://skepdic.com/astrolgy.html http://adsabs.harvard.edu/abs/1984asas.book.....F http://adsabs.harvard.edu/abs/2012JAHH...15...42L http://www.courses.fas.harvard.edu/~chaucer/specia...